Lễ hội Văn hoá Queer Seoul không chỉ đơn giản là lễ hội chỉ dành cho người queer mà còn là nơi người queer mở rộng vòng tay với nhiều cộng đồng thiểu số khác. Lễ hội lần này là một minh chứng rằng các cộng đồng thiểu số trong xã hội luôn luôn ủng hộ nhau và đoàn kết cho dù lễ hội đã vắng bóng trong 3 năm.
Dịch giả Tiếng Việt: 루비
Kiểm tra viên của bản dịch: -
Tác giả: 레이
Biên tập viên: 에스텔, Miguel
“Đồng tính là tội ác. Hãy hối cải. Chúa cứu rỗi”. Cứ mỗi năm vào ngày diễn ra diễu hành Tự hào của ngày lễ hội, phe phản đối người queer đều tìm đến lễ hội với vô số băng rôn in những dòng chữ này. Bên ngoài Quảng trường Seoul, nơi diễn ra lễ hội Văn hoá Queer Seoul, vô tình thay lại là nơi có thể nhìn thấy những biểu ngôn khó nghe như vậy. Nhưng kể cả như vậy, phía trong Quảng trường Seoul, nơi diễn ra lễ hội, lại là nơi những người queer và các tổ chức chính trị, văn hoá và tôn giáo đa dạng cùng nhau đoàn kết vả thể hiện sự ủng hổ để thúc đẩy nhân quyền của các cộng đồng người thiểu số. Dưới đây sẽ là một vài ví dụ về các tổ chức khác nhau đã tham gia lễ hội thể hiện sự ủng hộ và đoàn kết của họ với người queer.
Hãy nắm tay cùng nhau hướng tới tương lai tốt hơn
Liên minh xóa bỏ phân biệt đối xử với người khuyết tật (gọi tắt là Jeon Jang Yeon; Solidarity Against Disability Discrimination, SADD) có thể cho rằng là đoàn thể dân sự nhận được nhiều sự chú ý nhất vào năm 2022. Tổ chức này đã kêu gọi bảo đảm ngân sách của nhà nước cho quyền lợi được di chuyển nói riêng và quyền của người khuyết tật nói chung bằng cách biểu tình ở các tuyến tàu điện ngầm Seoul bằng xe lăn. Tuy nhiên, đảng cầm quyền ở Hàn Quốc, tổ chức “đảng Quyền lực Quốc dân (People’s Power Party, PPP)” và cựu lãnh đạo đảng Lee Jun-seok lại cho rằng đáp ứng quyền lợi di chuyển của người khuyết tật là sự xâm phạm tới quyền lợi của toàn dân.
Jeon Jang Yeon cũng phản đối tất sự phân biệt đối xử bằng cách liên kết với các cộng đồng thiểu số khác. Nhà hoạt động Lee Hyung-suk, người đại diện cho tổ chức tham dữ lễ hội Văn hoá Queer Seoul đã phát biểu: “ Jeon Jang Yeon phản đối tất cả các sự phân biệt đối xử. Quyền con người là bình đằng và ai cũng đáng được nhận nó” cùng với đó nói rằng “Hiện tại ở xã hội chúng ta, không có cái được gọi là quyền người khuyết tật, quyền phụ nữ hay là quyền của người queer. Chúng ta phải cùng nhau hành động, đấu tranh và đoàn kết để thay đổi sự bất bình đằng và phân biệt đối xử với những người yếu thế trong xã hội này!” Không những vậy, Jeong Jang Yeon đã liến kết với Liên đới cho nhân quyền của người Queer tại Hàn Quốc (Solidarity for LGBT Human Rights of Korea) để tổ chức “Diễu hành cùng liên minh kì lạ” và tự hào vẫy những băng rôn với nhiều khẩu hiệu khác nhau kể cả trong cơn mưa dữ dội vào ngày lễ hội.
“Hiện tại ở xã hội chúng ta, không có cái được gọi là quyền người khuyết tật, quyền phụ nữ hay là quyền của người queer. Chúng ta phải cùng nhau hành động, đấu tranh và đoàn kết để thay đổi sự bất bình đằng và phân biệt đối xử với những người yếu thế trong xã hội này!”
Tổng liên đoàn lao động Dân chủ (Korean Confederation of Trade Unions, KCTU), một trong những công đoàn lớn nhất của Hàn Quốc cũng đã tham gia nhóm “Diễu hành cùng liên minh kì lạ”. Bên cạnh gian hàng của Tổng liên đoàn lao động Dân chủ, gian hàng của “Công nhân tri kỉ” của nhóm lao động đã giúp đỡ giải đáp những thắc mắc và iteesn hành tư vấn để giái quyết những khó khăn của người lao động queer. Ngoài ra, tổ chức cũng tiến hành 'Trải nghiệm phục trang trunh tính” theo từng ngành nghề. Đặc biệt, Tổng liên đoàn lao động Dân chủ đã cùng tham gia các cuộc biểu tình lên án chính phủ về việc phân biệt đối xử của thành phố Seoul và liên minh để các lễ hội có thể được tổ chức cũng như kêu gọi sửa chữa quảng trường.
Khẩu hiệu của lễ hội Văn hoá Queer Seoul năm nay là “Hãy nắm tay cùng nhau hướng tới tương lai tốt hơn”. Cũng như khẩu hiệu của lễ hội năm nay, cộng đồng thiểu số trong xã hội đang và sẽ cùng nhau tiến tới một xã hội không có phân biệt đối xử bằng những cách khác nhau. Điều này lại vô tình tô đậm sự trái ngược với tập hợp mang tính bạo lực ở bên ngoài quảng trường Seoul, nơi mà họ đã nhấn mạnh sự “bình thường”.
Lễ hội Văn hoá Queer Seoul, toả sáng hơn cùng với các cộng đồng tôn giáo
Đáng tiếc rằng phần lớn lực lượng phản đối người queer ở bên ngoài quảng trường đều là những nhóm tôn giáo bảo thủ. Nhưng trái ngược với họ, các giáo phái khác nhau đã cho thấy sự khoan dung và sự truyền tải tình yêu thương dành cho người queer. Uỷ ban Lao động Xã hội của Tào Khê tông của Phật giáo Hàn Quốc đã tham dự lễ hội cùng một gian hàng và phát quạt tay với dòng chữ “Thế giới không phân biệt đối xử của Đức Phật” và trực tiếp buộc vòng tay ngũ sắc tượng trưng cho sức khoẻ và sự an toàn của Phật giáo vào tay những người queer đến thăm gian hàng của họ. Sư trưởng Jimong còn đã phát biểu rằng: “Giống như việc buộc vòng tay với nhiều màu sắc khác nhau, xã hội của chúng ta qua lễ hội đang nắm tay tập hợp với nhau, ở đạo Phật chúng tôi luôn chấp nhận sự khác biệt, và chúng tôi luôn nhìn những người khác với suy nghĩ rộng mở và khồng phân biệt đối xử, cùng với tấm lòng tin rằng xã hội sẽ trở nên tốt hơn khi mọi người có thể sống cùng nhau bình an và hành phúc.”
Không những vậy, lễ hội Văn hoá Queer Seoul 2022 lần này còn có sự tham gia của nhiều nhóm đạo Tin lành. Tại quảng trường, linh mục Min Sook-hee của hội thánh và mục sự Kim Jeongwon hội trưởng thội Kito giáo Hàn Quốc đã tiến hành chúc phúc cho những người queer theo đạo. Đặc biệt, chiếc xe tải diễu hành của nhóm người queer theo Cơ đốc giáo đã dẫn đầu trong cuộc diếu hành lần này và những người tham gia diễu hành đã cùng nhau cất giọng vang lên thánh ca được biên soạn theo hình thức nhạc điện tử. “Những người theo đạo tri kỉ của người queer”, một nhóm người theo đạo Tin lành, Công giáo và Phật giáo đã cùng nhau diễu hành và cùng đó với khẩu hiệu “Chúng tôi phản đối sự phân biệt đối xử và căm ghét dưới tên của tôn giáo. Chúng tôi nhân danh tôn giáo và chào mừng các bạn và chúc phúc cho các bạn”
Dịch giả Tiếng Việt: 루비
Kiểm tra viên của bản dịch: -
Tác giả: 레이
Biên tập viên: 에스텔, Miguel
Tài liệu tham khảo
Comentários