top of page

Tranh cãi xảy ra sau lễ hội Văn hoá Queer Seoul: Những mối quan hệ quyền lực đằng sau “sự ủng hộ”.

Đã cập nhật: 8 thg 9, 2022

Sự có mặt ở lễ hội của Bộ Ngoại giao Mỹ và Công ty dược phẩm quốc gia Gilead đã cho thấy rằng trong thực tế chính trị quốc tế và các tập đoàn lớn luôn luôn liên quan đến những vấn đề về nhân quyền.

  • Dịch giả Tiếng Việt: 루비

  • Kiểm tra viên của bản dịch: -

  • Tác giả: 에스텔

  • Biên tập viên: 레이, Miguel


Sau 3 năm phòng dịch không tổ chức lễ hội Văn hoá Queer Seoul, vào năm nay lễ hội Văn hoá Queer Seoul đã tổ chức một sự kiện với quy mô lớn và thành công một cách rực rỡ. Tuy nhiên đằng sau lễ hội được tổ chức thành công, luôn có những vấn đề xảy ra trước và sau nó. Có thể thấy rằng sự có mặt của đại sứ quán Mỹ và công ty dược phẩm quốc gia “Gilead Korea Science” ở lễ hội Văn Hoá Queer Seoul đã trở thành một chủ đề được bàn tán rất nhiều. Việc hai tổ chức này đã và đang công khai ủng hộ nhân quyền của người queer đã nhận được sự đánh giá tích cực từ chính phủ Hàn Quốc, mặc dù ngay trong đất nước Hàn Quốc vẫn tồn tại vô số sự phân biệt giới tính. Điều này đã rấy lên câu hỏi rằng các tổ chức này cùng với chính phủ Hàn Quốc có thật sự thân thiện với người queer hay không.

Đã và đang có những sự việc xảy ra như nêu trên ở các nước hàng xóm. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, hãng hàng không Air Europa đã là nhà tài trợ cho lễ hội Văn hoá Queer của Madrid (Madrid Pride). Nhưng vào năm 2022, đã có một nhóm hỗ trợ người tị nạn là queer như Kifkif đã lên án hãng hàng không này khi hãng đã cấm một số người queer tị nạn được quay trở về với quê hương rằng hãng hàng không này có thật sự quan tâm đến nhân quyền của người queer hay không. Tại Hoa Kỳ, các tập đoán lớn như Walmart, McDonald hay là Amazon thì đang bị chỉ trích vì cho dù quảng bá về tháng tự hào của cộng đồng người queer nhưng lại cung cấp quỹ chính trị cho những chính trị gia phản đối cộng đồng queer. Những sự việc như trên đều cho thấy rằng các tổ chức chính trị cùng với các tập đoàn lớn luôn có một tay trong những vấn đề nhức não về nhân quyền của người queer. Trong bài viết này, vấn đề này sẽ được thể hiện qua một số sự việc đã xảy ra ở lễ hội Văn hoá queer Seoul lần thứ 23.

Bước đi đầu tiên của đại sứ quán Mỹ

Việc tham dự lễ hội Văn hoá Queer Seoul của đại sứ Mỹ mới nhậm chức Phillip Goldberg đã trở thành đề tài bàn tán của nhiều người. Trên thực tế, sự có mặt của đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc và đại sứ quán luôn là chủ đề nóng bỏng giữa các người dân. Dù Hoa Kỳ là quốc gia đã nhiều lần thể hiện sự phản đối tới cộng đồng người queer, chính quyền này lại tham gia một lễ hội Văn hoá Queer và tự nhận đất nước hộ là ủng hộ nhân quyền của người queer, và hành động này là một hành động “pink washing” không phù hợp.


Tuy rằng các sự kiện của cộng đồng queer ở Hàn Quốc càng ngày càng quy mô rộng hơn qua các năm cùng với sự tham gia của vô số các tổ chức khác nhau, không thể tránh khỏi sự đối đầu của những vận động về nhân quyền của người queer và chính trị quốc tế cũng như các tập đoàn lớn.

Mặc dù đại sứ Mỹ và đại sứ quán Mỹ đã luôn luôn đồng hành cùng với lễ hội Văn hoá Queer Seoul từ năm 2015, nhưng do những tin đồn không được xác thực được đưa ra bởi bên phản đối cộng đồng queer rằng đại sứ Mỹ sẽ “truyền đạo” đã kéo được khá nhiều sự chú ý của người dân. Giữa tranh cãi như vậy, giám đốc của Uỷ ban tổ chức lễ hội đã đứng lên giải thích rằng bài “diễn thuyết truyền đạo” là không có thật, và đại sứ Mỹ sẽ chỉ phát biểu trên sân khấu trong vòng 1 phút như mọi năm.


서울퀴어문화축제 무대에서 발언하고 있는 필립 골드버그 주한 미국대사. (출처: 서울퀴어문화축제조직위)
Đại sứ Mỹ Phillip Goldberg đang phát biểu trên sân khấu của lễ hội. (Ảnh: Ban tổ chức lễ hội)

Có thể nhìn sự việc này giống như chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ Wendy Sherman vào tháng 6 vừa qua đến Hàn Quốc. Trong khi ở Hàn Quốc, Thứ trưởng Wendy Sherman đã tổ chức một cuộc toạ đoàn với chủ đề “Nhân quyền của người queer trong nước cùng với bộ luật cấm phân biệt đối xử”. Cùng với khách mời của buổi toạ đàm là Harisu; người chuyển giới nổi tiếng ở Hàn Quốc cùng với giám đốc của Trung tâm nhân quyền quân sự (Center for Military Human Rights Korea, CMHRK); ông Lim Tae Hoon. Trung tâm nhân quyền quân sự là một trung tâm nhân quyền dân sự của Hàn Quốc đang chịu trách nghiệm về nhân quyền của cộng đồng quân nhân queer ở Hàn Quốc, nơi việc đi quân đội là điều bắt buộc. Ở buổi toạ đàm đã được treo hai lá cờ Hoa Kỳ cùng với lá cờ lục sắc, cùng với lời hứa hẹn sẽ đến Hàn quốc của Jessica Stern, nhân viên đặc phái về nhân quyền của người queer trong Bộ Ngoại giao Mỹ.

Sau cuộc đàm phán với Thứ trưởng Sherman, đại diện Nam Woong của một trong những tổ chức trong cộng đồng người queer là ‘Liên đới cho nhân quyền của người Queer tại Hàn Quốc’ (Solidarity for LGBT Human Rights of Korea) đã nêu lên một vấn đề đáng lên án qua bài viết đăng trên tờ báo Kyunghyang của Hàn Quốc. Đại diện Nam-woong đã “thắc mắc rằng chính phủ Mỹ có thể đứng lên đại diện cho nhân quyền hay không” và nêu lên chủ trường phải đối mặt với thực tế rằng đại sứ các nước nguỵ biện về sự đảm bảo về sự bình đằng giới cùng với nhân quyền trên chiến trường ngoại giao. Đại diện cũng đã nhấn mạnh sự thắc mắc sự ủng hộ nhân quyền của người queer ở các đại cường quốc như Mỹ là thật sự đang hướng về điều gì, và điều này cũng ngầm ám chỉ tới hành động của đại sứ Mỹ Goldberg.

Công ty dược phẩm Gilead và thuốc HIV/AIDS

Sự có mặt của công ty dược phẩm quốc gia Gilead cũng là một vấn đề cần được bàn tới trong lễ hội vừa rồi. Gilead là một công ty dược phẩm nổi tiếng với những loại thuốc ngăn phòng HIV/AIDS cũng như PreP và Trubada. Phía công ty Gilead đã tham gia lễ hội với tư cách là đối tác chính thức của lễ hội cũng như được phân công điều hành một xe tải diễu hành và một gian hàng ở lễ hội.


축제 장소인 서울시청광장에서 길리어드 직원들이 “길리어드 사이언스 코리아가 HIV 감염인을 응원합니다”라고 쓰여있는 현수막과 “살아가고, 사랑하고, 해방하라”’(LIVE LOVE LIBERATE)라고 써있는 손피켓을 들고 있다. (출처: 서울퀴어문화축제조직위)
Tại Quảng trường Seoul, nơi diễn ra lễ hội, các nhân viên Gilead đang cầm băng rôn ghi “Hãy sống, yêu thương, giải phóng” (LOVE LIVE LIBERATE) với dòng chữ “Gilead Science Korea ủng hộ người nhiễm HIV”. (Ảnh: Ban tổ chức lễ hội)
행동하는성소수자인권연대의 남웅 활동가가 “건강과 존엄은 흥정의 대상이 아니다!” “이윤보다 생명, 이윤보다 건강, 길리어드는 모두를 위한 의약품 접근권 개선하라!”라고 쓰여있는 피켓을 들고 팔을 흔들고 있다. 피켓에는 성명 링크가 큐알코드로 붙어있고 레드리본과 손, 알약 그림이 있다. (출처: 서울퀴어문화축제조직위)
Đại diện Nam Woong của ‘Liên đới cho nhân quyền của người Queer tại Hàn Quốc’: “Sức khoẻ và sự tôn trọng không phải hai việc có thể đưa lên bàn cân” “Sinh mạng hơn lợi nhận, sức khoẻ hơn lợi nhuận, Gilead hãy cải thiện sự tiếp cận thuốc men cho người dân!”. Trên tấm bảng truyền tải thông điệp của đại diện cùng với mã QR và hình vẽ của hai bàn tay đang truyền nhau những viên thuốc. (Ảnh: Ban tổ chức lễ hội)

Về việc này, 12 trong số những tổ chức thuộc Mạng lưới các nhà hoạt động nhân quyền người nhiễm HIV/AIDS (HIV/AIDS Activists Network Korea) đã bày tỏ sự quan ngại về việc Gilead có một xe tải diễu hành ở lễ hội Văn hoá Queer Seoul. Không thể phủ nhận sự thật rằng Gilead đang giúp đỡ cải thiện nhận thức của người dân về HIV nhưng lại lợi dụng việc gia hạn việc bán thuốc mà không có sự thay đổi về giá cả, dẫn đến mục đích lớn nhất của bao tập đoàn khác, là lợi nhuận chứ không phải là thay đổi nhận thức người dân. Cùng với đó nhiều ý kiến cũng cho rằng việc Gilead có một xe tải diễu hành ở lễ hội biểu hiện cho sự tự hào của người queer là hơi mang tính bêu xấu cộng đồng người queer. Vào ngày diễn ra lễ hội, một số nhà hoạt động nhân quyền cùng với vài gian hàng đã trưng bày bảng hiệu hoặc băn rôn phản đối về vấn đề nêu trên của công ty dược phẩm Gilead.


Tuy rằng các sự kiện của cộng đồng queer ở Hàn Quốc càng ngày càng quy mô rộng hơn qua các năm cùng với sự tham gia của vô số các tổ chức khác nhau, không thể tránh khỏi sự đối đầu của những vận động về nhân quyền của người queer và chính trị quốc tế cũng như các tập đoàn lớn. Có thể thấy rằng vấn đề này rất cần sự tích cực trong việc thảo luận trong cộng đồng người queer ở Hàn Quốc nhất là hiện tại.



 
  • Dịch giả Tiếng Việt: 루비

  • Kiểm tra viên của bản dịch: -

  • Tác giả: 에스텔

  • Biên tập viên: 레이, Miguel

Tài liệu tham khảo



7 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page