top of page

Tác động của đại dịch Corona với cộng đồng queer ở Hàn Quốc

Cộng đồng người queer tại Hàn Quốc đã trải qua đại dịch COVID-19 cùng với rất nhiều sự phân biệt đối xử và căm ghét đến từ người dân Hàn Quốc. Sự phân biệt đối xử này không công bằng với người queer, không những thế nó còn làm ảnh hưởng đến sự ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này

  • Dịch giả Tiếng Việt: 루비

  • Kiểm tra viên của bản dịch: -

  • Tác giả: 에스텔

  • Biên tập viên: 권태, Miguel

Trong khoảng thời gian COVID-19 ba năm vừa qua, căn bệnh này đã và đang gây ra ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Trong thời gian nguy hiểm của bệnh dịch, sự ảnh hưởng của căn bệnh tới mỗi cá nhân cũng như cộng đồng của họ cũng rất nhiều, và đó cũng là lý do người queer cũng đã gặp những việc đáng tiếc như vậy. Bài viết này sẽ tìm hiểu sơ lược về ảnh hướng của COVID-19 với cộng đồng người queer ở Hàn Quốc.


Hai mặt của K-Phòng dịch

Hàn Quốc ban đầu đã nhận được rất nhiều lời khen về khả năng phòng dịch hiệu quả. Vào đầu năm 2020, cụm từ “K-phòng dịch” đã trở nên phổ biến và một số nhà phân tich đã cho rằng đó cũng là một trong những lý do quyết định cho chiến thắng của đảng đương thời vào tháng 4 năm đó.


Ảnh phía trên được ghi chú rằng “Mở rộng việc xét nghiệm nặc danh khách tham quan Itaewon ở toàn quốc, đối sách khẩn cấp thành phố Seoul và COVID-19. Hãy đi xét nghiệm ngay bây giờ, bảo vệ bản thân và cộng dồng!”. Ở dưới có ghi số điênj thoại và thời gian hoạt động của các tổ chức người queer toàn quốc. (Nguồn: BBC Korea)
Ảnh phía trên được ghi chú rằng “Mở rộng việc xét nghiệm nặc danh khách tham quan Itaewon ở toàn quốc, đối sách khẩn cấp thành phố Seoul và COVID-19. Hãy đi xét nghiệm ngay bây giờ, bảo vệ bản thân và cộng dồng!”. Ở dưới có ghi số điênj thoại và thời gian hoạt động của các tổ chức người queer toàn quốc. (Nguồn: BBC Korea)

Tuy nhiên, tình hình của việc phòng dịch đã bắt đầu thay đổi từ tháng 5 năm 2020. Vào thời điểm đó, Hàn Quốc đã bắt đầu việc công khai số điện thoại của người mắc dịch cùng với những điạ điểm họ đã đi trong thời gian ủ bệnh. Nhưng trong những người mắc dịch, trong đó có một người với biệt danh “Yong-in 66” đã được đánh dấu là đến một quán bar dành cho người đồng tính nam. Và chỉ vì thế mà người dân đã gọi những quán bar dành cho người đồng tính ở Itaewon là ổ dịch bệnh.


Vào thời điểm đó, giới truyền thông vào công chúng đã tập trung tấn công vào xu hướng tính dục của những người bị xác nhận là dương tính với dịch bệnh và đã nặng lời đánh đồng người queer với những người không có tinh thần trách nghiệm phòng bệnh. Một điều đáng nói khác là những địa điểm tụ tập dành cho người queer ở Itaewon đã bị công khai và những tín đồ Cơ đốc giáo đã biểu tình tại Itaewon vì việc này. Chính phủ đã tiến hành một cuộc xét nghiệm nặc danh để thu hút những người lo sợ việc kiểm tra vì là người queer, nhưng hành chính Hàn Quốc đã lợi dụng việc này để lấy thông tin cánhân của những người queer ở tại các cơ sở này.


Nhưng những gì chúng ta biết rõ là việc đánh dấu một nhóm đặc biệt dễ bị bệnh tật gây ảnh hưởng xấu đến việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.

Christian Today, một phương tiện truyền thông của Cơ đốc giáo, đã up một video Youtube với tiêu đề “Người truyền đạo thoát khỏi đồng tính: Về club đồng tính nam và phòng xông hơi” với nội dung về sự liên kết giữa các không gian dành cho người queer và dịch bệnh COVID-19. (Nguồn: Youtube)
Christian Today, một phương tiện truyền thông của Cơ đốc giáo, đã up một video Youtube với tiêu đề “Người truyền đạo thoát khỏi đồng tính: Về club đồng tính nam và phòng xông hơi” với nội dung về sự liên kết giữa các không gian dành cho người queer và dịch bệnh COVID-19. (Nguồn: Youtube)

Một ví dụ điển hình về vụ việc là “Giáo viên trung tâm nói dối ở Incheon”. Sau khi đến Itaewon, anh ta đã bị nhiệm dịch nhưng lại nói dối vì sợ bị bắt, dẫn đến việc anh ta bị nhiễm đến lần thứ 7, và anh đã bị phạt 6 tháng tù giam.


Sự căm ghét và kỳ thị với người queer làm vô hiệu hoá phòng dịch của quốc phòng.

Điểm cần tập trung ở đây là bối cảnh xã hội không thể không xảy ra ở tình huống này. Ngay khi "sự lây nhiễm tập thể của câu lạc bộ đồng tính Itaewon" và "sự kiện giảng viên ở Incheon", phản ứng của truyền thông và công chúng đã được biện minh bằng lý luận rằng mặc dù đó là điển hình của phát ngôn căm ghét người queer song vẫn đáng bị chỉ trích. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tạo lỗ hổng trong việc phòng dịch là bầu không khí xã hội chấp nhận phát ngôn kì thị và căm ghét đối với người queer thiểu số.


Tại sao giảng viên trung tâm này lại phải nói dối? Nếu câu lạc bộ mà giảng viên trung tâm này đến là “câu lạc bộ dị tính” phổ biến thì liệu họ có còn khổ sở vì nỗi sợ hãi? Nếu Hàn Quốc là một quốc gia mà luật cấm phân biệt đối xử được ban hành, hôn nhân đồng giới được pháp chế hóa và giáo dục phù hợp về nhân quyền cho người đồng giới, thì liệu giảng viên đó có nói dối trong khi chấp nhận rủi ro pháp lý? Nếu gia đình, bạn bè, nơi làm việc, cộng đồng xã hội là một bầu không khí bao dung đối với người thiểu số thì điều đó có xảy ra không? Xã hội im lặng trước sự phân biệt đối xử của người queer không chịu bất kỳ trách nhiệm nào và quốc gia kết thúc bằng việc kết tội cá nhân.


Dấu vết còn lại trong lòng những người queer trẻ tuổi

Sự kỳ thị của xã hội đối với các nhóm người queer đã để lại vết thương trong cuộc sống của cộng đồng. Tổ chức nghiên cứu nhân quyền người thiểu số (Dawoom) đã công bố báo cáo “Điều tra nhu cầu xã hội và thực trạng của người queer trẻ tuổi năm 2021”.


Cộng đồng người đồng tính nam và những người chuyển giới có liên quan mật thiết đến sự việc “sự lây nhiễm tập thể của câu lạc bộ đồng tính Itaewon” khác với những cộng đồng người queer khác, họ phải lo lắng về những lời chỉ trích hoặc thiệt hại từ xung quanh nhiều hơn so với chính sự lây nhiễm COVID-19. Báo cáo cũng đã đề cập đến những thay đổi đáng lo ngại về dịch tễ học, trải qua sự kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên định hướng giới tính và định dạng giới tính, và không gian dành cho người queer như Itaewon.


Kết quả khảo sát của COVID-19 của Dawoom. (Nguồn: Dawoom)
Kết quả khảo sát của COVID-19 của Dawoom. (Nguồn: Dawoom)

Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 kết thúc, dịch đậu mùa khỉ đã nổi lên và những người queer lại một lần nữa trải qua nỗi sợ hãi về sự kỳ thị. Mối quan hệ giữa bệnh tật và người queer vốn đãrất phức tạp. Nhưng những gì chúng ta biết rõ là việc đánh dấu một nhóm đặc biệt dễ bị bệnh tật gây ảnh hưởng xấu đến việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng AIDS ở Mỹ và đối sách HIV/AIDS của Hàn Quốc cũng vậy. Tôi hy vọng tất cả mọi người sẽ nhận ra rằng phải trở thành một thế giới bình đẳng không phân biệt đối xử; và sức khỏe và hạnh phúc của toàn xã hội.



 
  • Dịch giả Tiếng Việt: 루비

  • Kiểm tra viên của bản dịch: -

  • Tác giả: 에스텔

  • Biên tập viên: 권태, Miguel



7 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page